• “BƠM TIÊM NỐI DÀI”- DỤNG CỤ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIA SÚC


     

    “BƠM TIÊM NỐI DÀI”- DỤNG CỤ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIA SÚC

     

                                                                                                     Đặng Công Tin

                                                                            Chi hội trưởng Chi hội Thú y Thành Phố Huế

     

                Trong công tác tiêm phòng vắc xin, điều trị bệnh cho gia súc (trâu, bò, lợn), vấn đề khó khăn là việc tiếp cận với gia súc để tiêm vắc xin hoặc thuốc điều trị sao cho lượng thuốc vào hết cơ thể và ít làm gia súc stress nhất (chạy, nhảy, sợ hãi...). Việc cố định từng con gia súc trước khi tiêm là tốt nhất, tuy nhiên trong thực tế việc này khó thực hiện do điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng trại chưa đảm bảo như ở nước ta hiện nay.

                Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết ở trên, với nhiều ngày trăn trở, tìm tòi và thực nghiệm. Tôi đã tự chế ra bơm tiêm nối dài, đã sử dụng hiệu quả hiện nay. Bơm tiêm này đã được chuyển giao cho một số đồng nghiệp sử dụng và đều có nhận xét ưu việt, hiệu quả (Anh Thuận- Thú y Phường Hương Long, Anh Dũng - Thú y Phường Thuận Thành....). Trong bài viết này, với mong muốn để nâng cao hiệu quả tiêm phòng, giúp người dân phát triển chăn nuôi, tôi giới thiệu dụng cụ này tới những Thú y cơ sở, những đồng nghiệp của tôi để tham khảo, ứng dụng trong thực tiễn.

                I. Mô tả về “Bơm tiêm nối dài”:

                1.1. Vật liệu:

    - Bơm tiêm nhựa gồm các loại 5ml, hoặc 10ml (tùy theo lượng thuốc cần đưa vào cơ thể gia súc).

    - Ống nước có đường kính: 2,5cm (đối với seranh 5ml), 4cm (đối với seranh 10ml), dài khoảng 40-50cm.

    - 1 que bằng nhựa cứng để làm pit-tông nối dài.

    - Ốc vặn tận dụng từ seranh sắt 20ml (đã bị hỏng)

                II. Sử dụng “Bơm tiêm nối dài”:

                Về cơ chế, sử dụng dụng cụ tự chế để nối dài bơm tiêm nhựa 5ml, 10ml thêm khoảng 40-50cm tùy thích. Việc rút thuốc tiêm vào seranh nhựa như bình thường, sau đó cho bơm tiêm nhựa (đã có thuốc) vào dụng cụ nối dài để tiêm. Thú y tiêm đứng từ xa, có thể đứng ở phía ngoài  chuồng nuôi, nhẹ nhàng đưa seranh vào vị trí cần tiêm trên cơ thể gia súc (gốc tai, cổ, mông). Như vậy gia súc sẽ không có cảm giác có người đứng gần nên không sợ và không chạy nhảy. (chỉ áp dụng đối với tiêm bắp thịt hoặc dưới da, không áp dụng được cho tiêm tĩnh mạch).

              Nhân 65 năm ngày truyền thống ngành Thú y, tôi chia sẻ sáng kiến cải tiến kỹ thuật này với mong muốn giúp ích được cho anh em Thú y cơ sở thuận tiện trong việc tiêm phòng và điều trị bệnh gia súc, giúp bà con phát triển chăn nuôi làm giàu cho mình và xã hội. 

Các tin khác
Hoạt động xét nghiệm bệnh Thủy sản ở Trạm xá Thú y
Quan tâm chọn vắc xin phù hợp chủng và bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng
Tìm giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá bền vững
Bệnh do vi khuẩn E. coli ở vịt
Hướng dẫn sử dụng vắc xin Rabisin phòng bệnh dại ở chó, mèo