• Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh triển khai thực hiện Tháng tổng vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường để phòng, chống dịch bệnh


    Ngày 15/10/2019, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành công văn số 7724/BNN-TY gửi UBND các tỉnh về việc triển khai thực hiện Tháng tổng vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường, nội dung công văn như sau:

    Từ đầu tháng 02/2019 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại trên 8 nghìn xã thuộc hơn 650 huyện của 63 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn tiêu hủy khoảng 5,5 triệu con. Ngoài ra, cả nước có trên 33 nghìn con lợn buộc phải tiêu hủy do mắc bệnh Lở mồm long móng, trên 29 nghìn con gia cầm buộc tiêu hủy do mắc bệnh Cúm gia cầm và nhiều dịch bệnh khác vẫn còn hiện hữu.  Trong những tháng cuối năm 2019, do thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi; việc gia tăng đàn vật nuôi, vận chuyển động vật, các sản phẩm động vật tăng mạnh nên nguy cơ các loại dịch bệnh xảy  a ở phạm vi rộng trong thời gian tới là rất cao.

    Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan; đồng thời để ngăn ngừa bệnh truyền lây cho người, bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp, các Sở, ngành, các đoàn thể của địa phương tổ chức thực hiện:

    1. Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao của tỉnh, thành phố để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Thời gian thực hiện đồng loạt từ ngày 01/11/2019 - 01/12/2019.

    2. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó tập trung và lưu ý những nội dung sau:

    - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường” đồng loạt tại địa phương; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính, các sở, ngành của địa phương và Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện; bố trí kinh phí để bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.

    - Những trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y.

    - Chính quyền địa phương chỉ đạo tổ chức áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng tại khu vực đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn quản lý.

    - Cơ quan kiểm dịch động vật phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu tham mưu cho Ban quản lý cửa khẩu tổ chức áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua cửa khẩu.- Chính quyền cấp xã tổ chức các đội làm tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu,..; việc phun khử trùng được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa sạch,...

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, đôn đốc triển khai “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường” theo đúng nội dung và thời gian nêu trên./.

Các tin khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách
Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục Thú y đưa cơ sở mới vào hoạt động
Thông báo nội dung cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020 ngày 24/9/2014
UBND tỉnh phân bổ bổ sung 10.000 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm