• Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp Giấy chứng nhận An toàn dịch bệnh động vật cho 04 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm


    Sau hơn một năm hướng dẫn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và triển khai thực hiện các biện pháp pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn sinh học trong chăn nuôi, sau khi thẩm định hồ sơ, điều kiện thực tế tại các trang trại và căn cứ vào các kết quả xét nghiệm về dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Giấy chứng nhận An toàn dịch bệnh động vật cho 4 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh:

    03 cơ sở được cấp giấy chứng nhận An toàn dịch bệnh đối với bệnh Lở mồm long móng và Dịch tả lợn là: Cơ sở Chăn nuôi và Sản xuất giống lợn của Ông Nguyễn Hữu Kiểm (Tổ 13, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy); Trang trại Trồng trọt và Chăn nuôi Nam Đông của Ông Nguyễn Công Trứ (Thôn Phú Nhuận, xã Hương Giang, huyện Nam Đông); Trại Chăn nuôi lợn của Ông Nguyễn Văn Tân (Thôn 8, xã Hương Hòa, huyện Nam Đông)

    01 cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle gà: Cơ sở Gà giống Minh Dũng của Bà Ngô Thị Thúy (Thôn 8A, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy).

    Việc cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật cho các cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh động vật có hiệu quả. Mặt khác, các cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được hưởng một số quyền lợi như sau:

    - Các cơ sở ATDBĐV được hưởng các quyền lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 55 của Luật thú y:

    + Được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật.

    + Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan thú y địa phương và trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

    - Đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn: được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

    - Được xem xét cấp chứng nhận đạt Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP) hoặc Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) khi có yêu cầu.

    - Được ưu tiên  tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

    - Hỗ trợ giết huỷ gia súc, gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thực hiện theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Các tin khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách
Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục Thú y đưa cơ sở mới vào hoạt động
Thông báo nội dung cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020 ngày 24/9/2014
UBND tỉnh phân bổ bổ sung 10.000 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm