• Hơn 69.000 liều vắc xin Lở mồm long móng được sử dụng để tiêm phòng cho đàn gia súc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế


    Thực hiện Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY của Bộ nông nghiệp và PTNT ngày 17/02/2016 phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 18/9/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vê Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016, Công văn số 1080/SNNPTNT-CCTY ngày 28/9/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế V/v phân bổ và sử dụng vắc xin, hóa chất khử trùng nguồn dự trữ quốc gia.
    Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM đợt I năm 2016 như sau:

    1. Mục tiêu và phạm vi tiêm phòng:
    - Tiêm phòng 100% số gia súc trong diện tiêm trên địa bàn tỉnh ở vùng dịch, vùng khống chế và vùng đệm theo Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 18/9/2015 của UBND tỉnh.
    - Số gia súc được tiêm trong mỗi đợt khoảng 40.000 con trâu bò và 28.000 lợn nái, lợn đực giống.
    2. Thời gian tiêm phòng:
    - Tiêm phòng từ 10/5/2016 đến 10/6/2016.
    - Tiêm bổ sung cho gia súc mới chưa được tiêm phòng trong đợt chính theo qui trình: Tiêm 2 lần cách nhau 28 ngày sau đó tiêm nhắc lại mũi thứ 3 sau 6 tháng.
    3. Đối tượng tiêm phòng:
    - Trâu, bò.
    - Lợn nái, lợn đực giống.
    4. Loại vắc xin sử dụng:
    - Vắc xin týp OA tiêm phòng cho trâu bò đối với vùng khống chế A Lưới và khu vực nguy cơ cao của các huyện còn lại.
    - Týp O tiêm phòng cho trâu, bò và lợn.
    - Vắc xin tiêm phòng theo Công văn số 262/TY-DT ngày 22/02/2016 của Cục Thú y và hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.
    5. Số lượng vắc xin phân bổ:
    Tuỳ theo tổng đàn gia súc của các huyện, thị xã, thành phố và số lượng vắc xin hiện có, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân bổ vắc xin LMLM đợt 1 năm 2016


    6. Tập huấn cho người thực hiện tiêm phòng:
    - Tổ chức hội nghị phòng chống dịch LMLM gia súc năm 2016 cấp tỉnh, huyện, xã.
    - Tổ chức tập huấn bổ sung về kỹ thuật tiêm phòng, cách sử dụng, bảo quản vắc xin đối với người tham gia tiêm phòng nhưng chưa qua tập huấn.
    7. Phân phối, vận chuyển vắc xin:
    - Chi cục Chăn nuôi và Thú y chịu trách nhiệm tiếp nhận vắc xin từ Trung ương và phân phối, vận chuyển vắc xin về các Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã.
    - Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã chịu trách nhiệm bảo quản, phân phối vắc xin về tại các xã, phường, thị trấn
    8. Tổ chức triển khai thực hiện:
    Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã tham mưu Ban chỉ đạo chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006, Quyết định số 05/2007 QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định phòng chống bệnh LMLM gia súc, Hướng dẫn số 752/TY-DT ngày 16/6/2006 của Cục Thú y, Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 18/9/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vê Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016, Công văn số 1080/SNNPTNT-CCTY ngày 28/9/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.

     

Các tin khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách
Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục Thú y đưa cơ sở mới vào hoạt động
Thông báo nội dung cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020 ngày 24/9/2014
UBND tỉnh phân bổ bổ sung 10.000 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm