• Kế hoạch Kiểm tra, thẩm định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống và chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm

      Thực hiện Pháp lệnh thú y, Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ, Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v Ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y (VSTY); Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra VSTY; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra VSTY bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn VSTY, Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra VSTY, ngày...

    I. Mục tiêu:

    Kiểm tra, thẩm định điều kiện VSTY đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, cơ sở chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm nhằm giúp cho các chủ cơ sở áp dụng chăn nuôi an toàn, phòng tránh lây lan dịch bệnh động vật và ô nhiễm môi trường.

    II. Đối tượng, chỉ tiêu:

    1. Đối tượng

    -  Cơ sở sản xuất, kinh doanh gia súc giống, gia cầm giống: 100%

    -  Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung: 100%

                -  Gia trại chăn nuôi thương phẩm có tổng đàn lợn 100 con; gà 1.000 con trở lên hoặc nuôi hỗn hợp các loại gia súc, gia cầm.

    2. Chỉ tiêu:

    Căn cứ vào số liệu thống kê từ các huyện vào tháng 12/2015; chỉ tiêu kiểm tra, thẩm định điều kiện VSTY năm 2016 bao gồm 19 cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, 38 trang trại chăn nuôi tập trung và 26 gia trại chăn nuôi trên 100 lợn thịt.

     

     

    III. Thời gian thực hiện:

    - Từ tháng 2 đến tháng 3/2016: Rà soát và bổ sung thêm danh sách cơ sở chăn nuôi và hướng dẫn các chủ nuôi thực hiện các nội dung về VSTY; gửi danh sách về Chi cục Chăn nuôi và Thú y trước 31/3/2016.

    - Từ tháng 4 đến tháng 7/2016: Chủ nuôi đăng ký hồ sơ qua bộ phân một cửa của Chi cục Chăn nuôi và Thú y để được thẩm định và cấp giấy chứng nhận điều kiện VSTY

    - Từ tháng 8 đến tháng 12/2016: kiểm tra và thẩm định điều kiện VSTY cho những cơ sở chăn nuôi đã có giấy chứng nhận VSTY hết hạn và những cơ sở chăn nuôi mới bổ sung.

    IV. Nội dung thực hiện:

    1. Hướng dẫn chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện các nội dung đảm bảo tiêu chuẩn VSTY theo qui định.

    2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra, thẩm định:

    a) Đơn xin đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y (theo mẫu)

    b) Tờ khai về điều kiện vệ sinh thú y (theo mẫu)

    c) Quyết định giao đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao) nếu có.

    3. Công tác kiểm tra, thẩm định:

    3.1. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

    3.2. Chương trình quản lý vệ sinh thú y đang áp dụng tại cơ sở: (1) Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi; (2) Quản lý thức ăn và sử dụng chất cấm trong cơ sở chăn nuôi; (3) Quản lý con giống; (4) Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng; (5) Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi; (6) Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại; (7) Kiểm soát dịch bệnh; (8) Vệ sinh công nhân; (9) Quản lý chất thải chăn nuôi; (10) Quản lý nhân sự.

    3.3. Lấy mẫu xét nghiệm: (theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 681 - 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

    3.3.1 Lấy mẫu không khí:

                a)  Đối với khu chăn nuôi chỉ có một dãy chuồng: Lấy 02 mẫu

                b)  Khu chăn nuôi có nhiều dãy chuồng: Lấy 05 mẫu

    3.3.2. Lấy mẫu nước: 02 mẫu

    4. Kinh phí thẩm định và xét nghiệm: cơ sở chăn nuôi chi trả theo điểm 20 - Phụ luc 6, , điểm 5 - Phụ lục 3 Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 và điểm 9 - Phụ lục 1 Thông tư số 113/2015/TT-BTC ngày 07/8/2015 của Bộ Tài chính.

    V. Tổ chức thực hiện:

    1. Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị phối hợp Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế các thị xã, thành phố Huế và UBND các xã, phường, thị trấn thống kê danh sách các cơ sở chăn nuôi trong diện phải đăng ký và thẩm định điều kiện VSTY; thông báo và hướng dẫn cho các cơ sở thực hiện các nội dung VSTY trong chăn nuôi và lập hồ sơ đăng ký qua bộ phận một cửa của Chi cục.

    2. Phòng Quản lý dịch bệnh phối hợp với Phòng Quản lý giống và Kỹ thuật chăn nuôi, Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật, Trạm Thú y các huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận điều kiện VSTY. Thường xuyên hướng dẫn, tập huấn và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật cho các chủ cơ sở chăn nuôi để tăng cường hiệu quả trong chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật.

    3. Phòng HCTH rà soát các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở chăn nuôi, thu phí xét nghiệm, kiểm tra, thẩm định VSTY theo qui định và bố trí xe theo lịch kiểm tra VSTY.

    4. Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật lấy mẫu, xét nghiệm các chỉ tiêu VSTY và trả lời kết quả theo qui định.

    5. Chủ cơ sở chăn nuôi:

    - Duy trì thực hiện các nội dung trong chăn nuôi để đảm bảo điều kiện VSTY và biện pháp phòng chống bệnh gia súc, gia cầm theo quy định của ngành Thú y.

    - Nghiêm túc thực hiện quy định về việc kiểm tra, thẩm định điều kiện VSTY; chi trả kinh phí kiểm tra, thẩm định và xét nghiệm mẫu theo quy định.

Các tin khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách
Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục Thú y đưa cơ sở mới vào hoạt động
Thông báo nội dung cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020 ngày 24/9/2014
UBND tỉnh phân bổ bổ sung 10.000 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm