• Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Thu năm 2019

      Thực hiện Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, Quyết định số 1037/KH-UBND ngày 17/5/2016 của UBND tỉnh Về việc phê duyệt Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020, Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 05/01/2019 của UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019, chủ trương của Sở Nông nghiệp...

    I. Mục tiêu và phạm vi tiêm phòng:

           - Tiêm phòng 100% số gia súc, gia cầm trong diện tiêm;

           - Tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan.

           II. Đối tượng và loại vắc xin tiêm phòng:

           1.  Đối với trâu bò:

           - Vắc xin Tụ huyết trùng.

           - Vắc xin Lở mồm long móng (LMLM).

           2. Đối với dê:

           - Vắc xin Tụ huyết trùng.

           - Vắc xin LMLM.

           3. Đối với lợn:

           - Vắc xin Tam liên lợn (Tụ huyết trùng, Dịch tả, Phó thương hàn).

           - Vắc xin E.coli và kháng thể E.coli: Phòng bệnh tiêu chảy, phù đầu cho đàn lợn.

          - Vắc xin LMLM: Tiêm cho đàn lợn nái, đực giống

           4. Đối với gia cầm:

           - Gà: Vắc xin Cúm, Newcastle, Lasota, Tụ huyết trùng, Gumboro, Đậu.

           - Vịt: Vắc xin Cúm, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng.

           - Chim cút: Vắc xin Cúm, Newcastle.

           III. Thời gian triển khai tiêm phòng:

               - Từ ngày 15/7/2019 đến 30/9/2019: tiêm đại trà vắc xin Tam liên lợn, các loại vắc xin gia cầm và tiêm bổ sung vắc xin THT trâu bò. Sau đó hàng tháng triển khai tiêm bổ sung đối với các loại vắc xin trên.

    - Tháng 10, tháng 11 năm 2019 tiêm vắc xin LMLM cho đàn trâu, bò, lợn nái, đực giống.    

           IV. Số lượng vắc xin tiêm phòng:

           - Căn cứ vào số liệu thống kê, kết quả tiêm phòng năm 2018 và vụ Xuân năm 2019 của các huyện, thị xã, thành phố Huế phấn đấu tiêm đạt kế hoạch trong diện tiêm.

           - Các loại vắc xin được hỗ trợ:

           + Vắc xin cúm gia thuộc Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 tiêm cho đàn vịt tại các huyện, thị xã, thành phố: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc và Huế.

           + Vắc xin LMLM vùng khống chế (týp OA) và vùng đệm (týp O) thuộc Chương trình khống chế bệnh LMLM năm 2019 được hỗ trợ để tiêm phòng cho đàn trâu bò toàn tỉnh (kèm theo phụ lục 4).

              V. Tổ chức triển khai:

           1. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo:

    - UBND các xã, phường và các cơ quan chuyên môn triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo Quyết định số 1037/KH-UBND ngày 17/5/2016 của UBND tỉnh Về việc phê duyệt Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020 , Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của UBND tỉnh Về việc ban hành "Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh”, Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 05/01/2019 của UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019 trong đó đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm.

           - Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế tham mưu kế hoạch trình UBND huyện, thị xã, thành phố ban hành để triển khai đến UBND các xã, phường, thị trấn và các ban, ngành liên quan; có kế hoạch kiểm tra tiêm phòng tại cơ sở để chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, tồn tại trong công tác tiêm phòng.

           - Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp:

           + Theo dõi, ghi chép chặt chẽ: số lượng, chủng loại, số lô, hạn dùng của các loại vắc xin ở từng xã, phường và từng thú y để quản lý chất lượng tiêm phòng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận tiêm phòng, sổ theo dõi tiêm phòng của thú y viên. Vắc xin phải được bảo quản nghiêm ngặt từ lúc vận chuyển, lưu giữ cho đến khi tiêm phòng (xe vận chuyển có thùng lạnh, kho lạnh, tủ lạnh hoạt động tốt, đảm bảo nhiệt độ phù hợp với từng loại vắc xin để tránh vắc xin bị hư hỏng).

           + Phân công cán bộ cùng với Trưởng Thú y các xã tham mưu UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, họp triển khai, phân công giao chỉ tiêu cụ thể cho cán bộ thôn và thú y viên theo phương thức tiêm tập trung, đồng bộ và hoàn thành trong thời gian ngắn; huy động toàn bộ thú y viên được phép hành nghề năm 2019 tham gia tiêm phòng đạt số lượng và chất lượng;

           + Tập huấn quản lý chất lượng bảo quản vắc xin đảm bảo theo quy định; coi trọng kỹ thuật tiêm phòng, tiêm đúng qui trình; lưu ý gia súc ủ bệnh; gia súc trong vùng dịch cũ; theo dõi, kịp thời xử lý các trường hợp phản ứng và báo cáo nhanh về Chi cục đối với các trường hợp sự cố xảy ra;

    + Báo cáo tiến độ tiêm phòng hàng tuần (vào ngày thứ năm), báo cáo dịch bệnh động vật định kỳ hàng tháng (vào ngày cuối tháng) và báo cáo đột xuất khi dịch bệnh xảy ra cho UBND huyện, thị xã và Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y bằng email: dichtecctyhue@gmail.com) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Cục Thú y.

           2. Tại thành phố Huế: Chi cục Chăn nuôi và Thú y kết hợp Phòng Kinh tế Thành phố Huế có kế hoạch cụ thể triển khai tới UBND các Phường và thú y viên.

           Nhận được Kế hoạch này đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế tham mưu UBND huyện, thị xã ban hành Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Thu năm 2019 và tổ chức triển khai hiệu quả trên địa bàn./.

Các tin khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách
Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục Thú y đưa cơ sở mới vào hoạt động
Thông báo nội dung cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020 ngày 24/9/2014
UBND tỉnh phân bổ bổ sung 10.000 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm