• Một số quy định về kinh doanh Thức ăn chăn nuôi

      Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về Quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT; Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều...

    I. Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi

    1. Cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi

    - Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 của  Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và Điều 3 của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/20111 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định cụ thể:

    - Thức ăn chăn nuôi đưa vào sử dụng  phải qua  khảo nghiệm, kiểm nghiệm và được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận.

     - Đã đăng ký vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; đã công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng (đối với thức ăn chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia), trường  hợp thức ăn đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ngoài việc công bố tiêu chuẩn cơ sở thì phải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định;  được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi.

    - Thức ăn chăn nuôi sản xuất, gia công không có hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng theo quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/20114 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam và Thông tư số 42/20115/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2015 Ban hành Danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.

    2. Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi

    Phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 7 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và Điều 4 của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định cụ thể như sau:

    - Có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    - Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.

    - Nơi bày bán và bảo quản hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải thông thoáng, đủ ánh sáng, không ẩm ướt; hạn chế được các ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường để đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi.

    - Có thiết bị cân đo chính xác và được định kỳ bảo dưỡng; dụng cụ chứa đựng và dụng cụ đong, xúc hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh, không bị han gỉ hoặc nhiễm mốc.

    - Nơi bày bán, bảo quản và các phương tiện vận chuyển, dụng cụ kinh doanh hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải riêng biệt đối với thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất độc hại khác.

    - Thức ăn chăn nuôi kinh doanh tại cơ sở phải nằm trong Danh mục được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành; có bảng tiêu chuẩn công bố áp dụng (TCCS); không chứa hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng.

    3. Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo (thực hiện theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT):

    Hàng tháng định kỳ vào ngày mùng 05 hoặc khi có yêu cầu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh  phải báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi của cơ sở mình về Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh (theo mẫu tại Phụ lục 29).

    4. Về quảng cáo thức ăn chăn nuôi

    4.1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi khi tổ chức hội thảo, quảng cáo thức ăn chăn nuôi phải đăng ký với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh theo quy định tại Điều 29b của Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số Điều của  của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/20111 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, để được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện: báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương; bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo; phương tiện giao thông; hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao của địa phương; người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

    4.2. Nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi phải phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (nếu có) và phải có: tên thức ăn chăn nuôi; xuất xứ nguyên liệu trong chế biến; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

    4.3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi

    - Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (theo mẫu Phụ lục 27).

    - Bản sao chứng thực văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam; trường hợp nộp trực tiếp là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu).

    - Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất công bố, bao gồm: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, tên các nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng.

    - Bản thuyết minh nội dung quảng cáo (nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo, thời gian quảng cáo).

    - Số lượng hồ sơ 01 bộ, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.

    - Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.

    - Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (theo mẫu ở Phụ lục 28). Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thì Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do không cấp.

    II. Trách nhiệm của Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã

    - Thống kê, rà soát tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn quản lý trong năm 2015 chưa được kiểm tra, đánh giá xếp loại theo Thông tư số 45/20114/TT-BNNPTNT và báo cáo về Chi cục Chăn nuôi và Thú y (theo mẫu ở Phụ lục 1) chậm nhất là trước ngày 10/3/2016.

    - Đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thực hiện nghiêm túc nội dung công văn này.

    III. Trách nhiệm các phòng của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh

    1. Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi

    - Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu để tổ chức hội nghị tập huấn về quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh (dự kiến giữa tháng 3/2016).

    - Phối hợp các phòng của Chi cục tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT; tổ chức lấy mẫu để kiểm tra chất lượng và các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi.

    2. Phòng Thanh tra, Pháp chế

    - Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi không đảm bảo điều kiện theo quy định (về cơ sở vật chất, về chất lượng thức ăn, thức ăn ngoài danh mục và có sử dụng chất cấm).

Các tin khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách
Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục Thú y đưa cơ sở mới vào hoạt động
Thông báo nội dung cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020 ngày 24/9/2014
UBND tỉnh phân bổ bổ sung 10.000 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm