• Tăng cường công tác chỉ đạo, khuyến cáo khi giá lợn hơi tăng cao


    Ngày 24/5/2018, Cục Chăn nuôi đã ban hành Công văn số 817/CN-GSN giử Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố về công tác chỉ đạo, khuyến cáo khi giá lợn hơi tăng cao. Nội dung công văn như sau:

    Trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng năm đến nay, giá lợn hơi của các tỉnh trong nước đều tăng, hiện tại giá lợn giao động khoảng 41.000 đồng đến 47.000 đồng/kg tùy theo địa phương, một số nơi điểm nóng đã chạm mộc 48.000 đồng/kg và còn khả năng tăng thyêm nữa. Nguyên nhân chính của việc giá lợn hơi tăng là do:

    - Các giải pháp chỉ đọa của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được thực hiện và triển khai tích cực và đồng bộ tại các địa phương đồng thời có sự tham gia, hưởng ứng của các cơ quan ban ngành của Trung ương và địa phương trong chiến dịch “tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi lợn” trong năm 2017.

    - Sự chỉ đạo, khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Chăn nuôi đối với các địa phương để kiểm soát chọn lọc để giảm đàn lợn nái.

    - Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo tăng cường công tác xúc tiến thương mại

    - Trong suốt thời gian hơn một năm giá thịt lợn xuống quá thấp nên người chăn nuôi bỏ chuồng, giảm đàn.

    - Hiện nay nhu cầu trong nước tăng cao so với nguồn cung

    Trong tình hình diễn biến giá lợn hơi tăng cao như hiện nay, có thể sẽ là động lực thúc đẩy người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn và mở rộng quy mô chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, khuyến cáo người chăn nuôi tại địa phương:

    - Cần thận trọng khi tái đàn, không nên ồ ạt tăng đàn và tăng quy mô chăn nuôi lợn; cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường.

    - Trước mắt người chăn nuôi lợn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm chi phí đầu vào cho chăn nuôi như lựa chọn giống tốt, thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, tiết kiện điện, nước…

    - Cần liên kết trong sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, HTX, hiệp hội… liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ, giảm thiểu mất cân đối cung – cầu.

    - Xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo VietGAHP và an toàn sinh học./.

Các tin khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách
Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục Thú y đưa cơ sở mới vào hoạt động
Thông báo nội dung cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020 ngày 24/9/2014
UBND tỉnh phân bổ bổ sung 10.000 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm