• Thừa Thiên Huế tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm

      Ngày 12/4/2017, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công văn số 467/SNNPTNT-CCCNTY về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, nội dung công văn như sau:Hiện nay dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở các tỉnh Vĩnh Long, Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Hậu Giang. Ngày 8 tháng 4 năm 2017, trên địa bàn Tỉnh xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm có kết quả dương tính H5N6 tại đàn vịt của 2 hộ ở xã Lộc An và Lộc Hòa, huyện Phú Lộc. Nguy cơ dịch cúm gia cầm sẽ...

    Để chủ động ngăn ngừa các chủng vi rút cúm gia cầm (H5N1, H5N6, H5N8, H7N9,...) phát sinh và lây lan; thực hiện nghiêm túc Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm, Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 01/8/2014 của UBND tỉnh về phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018; Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị:

    1. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:

    - Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các ngành có liên quan như Công an, Quản lý thị trường và các địa phương tăng cường và khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc vào địa phương.

    - Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm, hướng dẫn người nuôi gia cầm thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và các loại vắc xin khác theo qui trình đạt tỉ lệ trên 80% diện tiêm; tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh.

    - Thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi đặc biệt tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao như ổ dịch cúm gia cầm, chợ buôn bán, điểm thu gom gia cầm, cơ sở ấp nở và giết mổ gia cầm.

    2. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến tận người dân để mọi người hiểu biết về sự nguy hiểm của dịch bệnh này và thường xuyên chủ động phòng, chống dịch; bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng; không mua bán và ăn thịt gia cầm bị bệnh, ốm chết, gia cầm nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

    - Sở Y tế hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa trên người chủ động và hiệu quả; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác giám sát dịch tễ; kịp thời phát hiện, tích cực cứu chữa bệnh nhân, ngăn chặn không để dịch xảy ra và lây lan.

    Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) để phối hợp, xử lý kịp thời./.

Các tin khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách
Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục Thú y đưa cơ sở mới vào hoạt động
Thông báo nội dung cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020 ngày 24/9/2014
UBND tỉnh phân bổ bổ sung 10.000 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm