• Thừa Thiên Huế tăng cường quản lý, phòng chống dịch bệnh trên gia cầm dịp tết Đoan Ngọ


    Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 09/01/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật; Công văn số 83/CCTY-KD ngày 24/3/2015 của Chi cục Thú y về việc tăng cường công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng;

    Từ tháng 3/2015 đến nay, thời tiết ở Thừa Thiên Huế hết sức khắc nghiệt, nắng nóng, khô hạn, ô nhiễm môi trường xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của gia súc, gia cầm. Trong những ngày trước, trong và sau tết Đoan Ngọ, số lượng gia súc, gia cầm vận chuyển giết mổ và tiêu thụ tăng cao, nguy cơ dịch Cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn tỉnh là rất lớn; kết quả giám sát lưu hành mầm bệnh thời gian vừa qua cho thấy tỷ lệ dương tính vi rút Cúm gia cầm H5N1 đặc biệt đã phát hiện sự có mặt của vi rút Cúm H5N6 còn tiềm ẩn.

    Để Phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, cung cấp sản phẩm an toàn vệ sinh cho người dân trong dịp tết Đoan Ngọ, hạn chế thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, Chi cục Thú y đề nghị trạm Thú y các huyện tập trung tổ chức thực hiện, kiểm tra một số công việc sau:

    - Nghiêm túc công tác kiểm dịch gia cầm và sản phẩm gia cầm: Không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khống cho chủ hàng hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho chủ hàng mà không trực tiếp kiểm tra gia cầm và sản phẩm gia cầm

    - Tăng cường kiểm soát giết mổ: gia cầm nhập vào lò giết mổ phải rõ nguồn gốc, khỏe mạnh, kiểm tra an toàn dịch bệnh lăn dấu rõ trước khi lưu hành trên thị trường .

    - Tăng cường công tác kiểm tra các chợ, các nơi bán gia cầm, sản phẩm gia cầm phải đúng địa điểm được quy hoạch, không bán chung lẫn với các loại hàng hóa khác; cương quyết xử lý những trường hợp bán gia cầm không qua kiểm soát của thú y, không có dấu, không rõ nguồn gốc.

    -Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng: yêu cầu tất cả các trại nuôi gia cầm tổ chức vệ sinh và tiêu độc khử trùng cho gia cầm và chuồng trại của mình (sử dụng thuốc khử trùng được chỉ định) ít nhất mỗi tuần một lần, và định kỳ tiêu độc khu vực xung quanh chuồng trại.

    Các phương tiện vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm phải được vệ sinh và khử trùng tiêu độc khi nhập vào và khi xuất đi.

    Đối với những nơi có nguy cơ cao như các bến bãi, chợ bán gia cầm sống, lò giết mổ phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng hàng ngày, nhất là những ngày giáp trước trong và sau tết Đoan Ngọ.

     

Các tin khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách
Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục Thú y đưa cơ sở mới vào hoạt động
Thông báo nội dung cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020 ngày 24/9/2014
UBND tỉnh phân bổ bổ sung 10.000 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm