• Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thừa Thiên Huế -Kế hoạch thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y năm 2023

      Thực hiện Kế hoạch số 57/KH-SNNPTNT ngày 11/01/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn sinh học, hữu cơ, tuần hoàn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp gắn liền với du lịch, phòng chống dịch bệnh có hiệu quả; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sinh thái;

    1. Chỉ tiêu
    - Căn cứ Kế hoạch số 57/KH-SNNPTNT ngày 11/01/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT về Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Trong đó dự kiến đến 2023, đàn trâu: 15.300 con, tăng 2% so với năm 2022, đàn bò: 30.300 con, tăng 4,5%, đàn lợn 160.000 con, tăng 2%, đàn gia cầm 5 triệu con, tăng 3%; sản lượng thịt hơi các loại đạt 33 ngàn tấn, sản lượng trứng đạt 56 triệu quả..
                 - Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả.

    2. Nhiệm vụ trọng tâm

    TT

    Nhiệm vụ

    Nội dung

    Giải pháp

    1

    Phát triển chăn nuôi, tăng về số lượng và sản lượng

    - Lợn: Triển khai đề án tái đàn lợn tại các huyện đã được phê duyệt.

    - Trâu, bò: triển khai Chương trình “Ngân hàng bò”; Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 (sau khi UBND tỉnh phê duyệt).

    - Gia cầm: Củng cố và phát triển đàn gia cầm hiện có, đưa các giống cho năng suất, sản lượng cao vào chăn nuôi.

    - Chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ, tuần hoàn gắn với vùng nuôi theo Nghị quyết số 24 của HĐND tỉnh.

     

    - Phối hợp các ngành, địa phương triển khai đồng bộ các đề án, chương trình đã được tỉnh phê duyệt.

    - Phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh, UBND huyện Nam Đông, A Lưới triển khai thực hiện Chương trình “Ngân hàng bò”.

    - Triển khai đến các trang trại, hộ chăn nuôi; củng cố mạng lưới dẫn tinh viên; tổ chức tập huấn, hướng dẫn chăn nuôi.

    - Phối hợp các địa phương tăng cường kiểm tra phòng chống rét, dịch bệnh đổ ngã gia súc từ sớm; hướng dẫn người dân dự trữ rơm cuộn, phối trộn thức ăn, nhốt trâu bò, che chắn, vệ sinh chuồng trại...

    2

    Phát triển bò Vàng chất lượng cao A Lưới

    - Chọn vùng, hộ nuôi bò vàng (từ 2-3 xã)

    - Bảo tồn giống (Đực, cái)

    - Phối hợp chính quyền địa phương, tổ hợp tác, hộ nuôi để hướng dẫn thực hiện.

    - Nhân giống bằng phương pháp cho bò vàng đực giống nhảy trực tiếp.

    - Hướng dẫn việc giết mổ, xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, đóng bao bì và thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng mã QR để mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh.

    3

    Nhân giống bò Wagyu chất lượng cao (bò Nhật Bản) trên địa bàn huyện A Lưới

    - Phối tinh bò Wagyu, theo dõi nuôi, mở rộng thêm nếu được Đề án phát triển đàn bò được phê duyệt.

    - Củng cố mạng lưới dẫn tinh viên, chọn hộ chăn nuôi, hướng dẫn người dân về quy trình chăn nuôi, chăm sóc, phòng bệnh.

    - Theo dõi, cập nhật quá trình nuôi.

    4

    Phát triển lợn Ngự tại các hộ liên kết với Tập đoàn Quế Lâm

    - Củng cố đàn nái lai tại tổ hợp Chăn nuôi 4F, mở rộng thêm các mô hình liên kết Tập đoàn Quế Lâm.

    - Hướng dẫn người dân về quy trình chăn nuôi, chăm sóc, phòng bệnh, chăn nuôi ATSH, hữu cơ.

    - Phối hợp với Doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi trong quá trình giết mổ, xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, đóng bao bì và thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng mã QR.

    5

    Phát triển đàn Gia cầm bản địa (trại gà giống Phước Trùng, Gà đồi Phú Sơn ...)

    - Củng cố và phát triển đàn, lai tạo giống địa phương với giống gà có chất lượng.

    - Tiếp tục triển khi các biện pháp chăn nuôi ATSH, quy trình phòng bệnh bằng vắc xin.

    - Phối hợp các đơn vị để hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm gà con bằng mã QR.

    6

    Trứng gà Ai Cập chất lượng cao

    Sản xuất trứng gà gắn với chuỗi liên kết, tiêu thụ

    - Mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm tăng sản lượng.

    - Liên kết với các hộ chăn nuôi để nhân rộng mô hình sản xuất.

    - Đề xuất cơ sở chuyển đổi đất sử dụng để phát triển quy mô chăn nuôi.

    7

    Củng cố hệ thống thú y từ huyện đến cơ sở để tổ chức tiêm phòng đạt số lượng, chất lượng cao.

    Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn trâu bò, lợn, gia cầm và Dại chó đạt tỷ lệ cao, đảm bảo miễn dịch quần thể, nâng cao chất lượng tiêm phòng.

    - Phối hợp chính quyền địa phương, các ngành bố trí đảm bảo số lượng nhân viên thú y xã và phụ cấp theo Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh (02 nhân viên thú y/xã) để tổ chức triển khai kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin trong thời gian ngắn, tạo miễn dịch quần thể cho đàn vật nuôi.

    - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi trong việc chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm.

    8

    Giám sát, chẩn đoán, phát hiện nhanh, xử lý sớm các loại dịch bệnh

    - Củng cố mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn

    - Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm

    - Tăng cường thông tin 2 chiều về dịch bệnh

    - Đào tạo, tập huấn cho cán bộ để nâng cao trình độ, năng lực; củng cố mạng lưới thú y xã, phường ở những nơi còn yếu và thiếu.

    - Giám sát lưu hành vi rút và và tổ chức điều tra dịch tễ khi phát hiện dương tính; báo cáo thông tin dịch bệnh nhanh để triển khai các biện pháp phòng, chống có hiệu quả.

    9

    Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ, đột xuất tại các nơi nguy cơ cao.

    - Củng cố, kiện toàn các tổ tiêu độc.

    - Huy động máy bơm;

    - Xã hội hóa công tác tiêu độc

    - Củng cố, kiện toàn các tổ tiêu độc tại cở sở

    - Tập trung tăng cường thực hiện tại các ổ dịch, hố chôn gia súc.

    - Mua sắm, bổ sung máy bơm tiêu độc cho cơ sở

    - Tuyên truyền xã hội hóa việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng sâu rộng đến tận người dân nhằm bảo vệ đàn gia súc gia cầm của mình trước nguy cơ dịch bệnh

    10

    Thực hiện kiểm soát thông qua công tác Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y các cơ sở kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.

    Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đúng quy trình;

    - Thực hiện kiểm dịch tận gốc; luôn thực hiện việc thông tin hai chiều nơi xuất và nơi nhập.

    - Tổ chức kiểm tra lâm sàng và kiểm soát giết mổ chặt chẽ.

    - Tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại các cơ sở: chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.


                                                                                                                                                                                                                                                                                                            CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y

Các tin khác
Tăng cường công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi
Virus A(H5N8) lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam
Chủ động phòng chống bão lũ, đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi
Triển khai Thông tư số 09_2021_TTBNNPTNT ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn phương án bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa mưa bão