-
Hội Chăn nuôi Thú y tổ chức Hội nghị khoa học Cố đô mở rộng
Ngày 28/6/2023, Hội Chăn nuôi thú y tỉnh đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức Hội nghị Khoa học Cố đô mở rộng với chủ đề “Hướng dẫn số hóa sản phẩm chăn nuôi chất lượng, hữu cơ, an toàn gắn với du lịch thông qua việc quét mã QR để phát triển thị trường”.
Đến dự Hội nghị có Ông Hồ Đắc Thái Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch Hội Chăn nuôi thú y tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng toàn thể cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các Hội viên Hội Chăn nuôi thú y tỉnh.
Hội nghị đã nghe các đại biểu trình bày các tham luận về “Ứng dụng công nghệ số để truy xuất nguồn gốc, sản phẩm chăn nuôi: thịt, trứng, con giống,… bằng mã QR góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp gắn liền với du lịch", “Giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn, hữu cơ gắn với kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm mang tính bền vững”, “Phát triển sản phẩm yến sào mang thương hiệu Yến sào Hoa Sữa thông qua quét mã truy xuất QR gắn với du lịch”;
Mục tiêu của Hội nghị là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh gắn với du lịch nhằm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa và nâng cao thu nhập cho nông dân, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP, các đặc sản của các địa phương, qua đó kiểm soát chặt chẽ các khâu sản xuất, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp các ngành, đơn vị có liên quan hướng dẫn một số cơ sở chăn nuôi thực hiện việc đóng gói bao bì, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi (QR code, mã vạch), do vậy, giá trị sản phẩm đã tăng lên nhiều. Một số sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm yến sào của cơ sở có nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc đưa vào chuỗi siêu thị, cửa hàng và được quảng bá trên các trang Web nhằm phát triển kinh tế gắn với du lịch của tỉnh như:
1. Trứng gà HIKARI công nghệ Nhật của công ty TNHH Thiên An Phú, xã Điền Hương, Phong Điền (Hiện cơ sở đang nuôi 300 gà Ai Cập được chăm sóc nuôi dưỡng bằng thức ăn ủ men có bổ sung chất nano nghệ, bổ sung vi khuẩn quang hợp PSB do công ty sản xuất vào nước uống. Gà đẻ trứng chất lượng và có hàm lượng omega cao), sản lượng 4000-5000 quả/tháng.
2. Sản phẩm thịt Thịt bò vàng A Lưới đã có nhãn hiệu tập thể “thịt bò vàng A Lưới” và được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng bảo hộ. Sản lượng 30-35 con/tháng (tương 1,8 – 2 tấn thịt/tháng).
3. Trứng gà của Trang trại chăn nuôi gia cầm Chương Trang (xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền), với sản lượng 12.000 quả/tháng.
4. Thịt gà 3F thảo dược của công ty TNHH MTV Chăn nuôi Quốc Trung (xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền), với sản lượng: 1000 con/tháng.
5. Gà con giống của Công ty cổ phần 3F Việt chi nhánh Huế (xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền) với sản lượng 500.000 – 600.000 con gà giống/tháng.
6. Trứng gia cầm Dũng Hiếu tại 7/73 Đặng Văn ngữ, tp Huế với sản lượng 30.000 quả/tháng.
7. Sản phẩm thịt lợn hữu cơ của công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm (101 Phan Đình Phùng, thành phố Huế), sản lượng: 100 -110 con/tháng (tương đương 9-10 tấn thịt).
8. Các sản phẩm chế biến của công ty TNHH MTV Organic Quế Lâm (nem lụi, xúc xích) (101 Phan Đình Phùng, thành phố Huế) với sản lượng 500 kg/tháng.
9. Sản phẩm yến sào Anna của Công ty TNHH SX và TM Yến sào xứ Huế Anna (7/76 Hải Triều, tp Huế, sản lượng 20kg/năm).
10. Sản phẩm yến sào Hoa Sữa của Công ty TNHH SX và TM Yến sào Hoa Sữa Anna (53 Đặng Huy Trứ, tp Huế, sản lượng 30kg/năm