• Thừa Thiên Huế đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ Thu năm 2015


    Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong thời gian cuối năm 2015, ngày 06/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành công văn số 1406/SNNPTNT-CCTY về việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ Thu năm 2015. Nội dung công văn như sau:

    Thời gian vừa qua, toàn tỉnh đã triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ thu, tính đến ngày 30/10/2015 đã tiêm phòng được 101.860 liều vắc xin tam liên lợn đạt 85% kế hoạch, 32.600 liều vắc xin LMLM trâu bò đạt 78% kế hoạch, 19.710 liều vắc xin LMLM lợn đạt 79% kế hoạch, 374.600 liều vắc xin cúm gia cầm đạt 53% kế hoạch. Nhìn chung, kết quả tiêm phòng chưa đủ tạo miễn dịch toàn đàn, tiến độ tiêm phòng ở một số địa phường còn chậm như: Phú Vang, Nam Đông, Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà (vắc xin tam liên ở lợn); Phú Vang, A Lưới (vắc xin THT trâu bò); Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy (vắc xin cúm gia cầm, Niu cát xơn, dịch tả vịt); Nam Đông, A Lưới, Phú Vang, Phong Điền (vắc xin LMLM).
    Thực hiện Công điện khẩn số 8385/CĐ-BNN-TY ngày 12/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 04/11/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế "Về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm". Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau:
    1. Rà soát tổng đàn gia súc, gia cầm; huy động lực lượng phối hợp với Thú y viên triển khai tiêm phòng triệt để số gia súc, gia cầm trong diện tiêm tại mỗi hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi. Tập trung tiêm các loại vắc xin: Tam liên cho lợn, LMLM cho trâu bò, lợn nái, đực giống và các loại vắc xin cho gia cầm (cúm gia cầm, dịch tả vịt, Nui cát xơn, đậu gà, Gumboro...). Phấn đấu đạt trên 95% so với kế hoạch về các loại vắc xin, hoàn thành trước ngày 15/11/2015.
    2. Tăng cường tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố; loa phát thanh của xã, phường, thị trấn và qua hội họp, tờ rơi để nâng cao nhận thức phòng chống dịch bệnh cũng như việc chấp hành tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm của người chăn nuôi.
    3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, trực báo theo xã, theo cụm có tỷ lệ tiêm phòng thấp từ đó có giải pháp phù hợp với các địa phương; kịp thời giải quyết các trường hợp khó khăn, vướng mắc xảy ra trong quá trình tiêm phòng; kiên quyết xử lý các chủ nuôi không chấp hành việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm và các Thú y viên không tham gia công tác tiêm phòng.
    4. Phân công lực lượng để tăng cường giám sát dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi, phát hiện sớm, thông tin nhanh và phối hợp xử lý triệt để các trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh đặc biệt là các bệnh cúm gia cầm, LMLM gia súc và tai xanh ở lợn.
    5.Tổ chức quản lý chặt chẽ việc xuất, nhập gia súc, gia cầm, đặc biệt gia súc, gia cầm giống nhập vào địa bàn nhằm cách ly, giám sát lâm sàng, tiêu độc và tiêm phòng trước khi nhập đàn.

Các tin khác
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách
Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục Thú y đưa cơ sở mới vào hoạt động
Thông báo nội dung cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020 ngày 24/9/2014
UBND tỉnh phân bổ bổ sung 10.000 lít hóa chất Benkocid để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm